ĐÚC NHÔM ÁP LỰC CAO

Đúc nhôm áp lực cao HESEM

Chúng tôi chủ động trong khâu thiết kế khuôn đúc nhôm, gia công khuôn. Khuôn sau khi gia công hoàn thiện sẽ được gởi đến đối tác đúc nhôm áp lực cao. Sản phẩm mẫu sau quá trình đúc được kỹ sư chúng tôi kiểm tra so với các yêu cầu đề ra để chỉnh sửa khuôn nếu cần thiết. Sau đó chúng tôi tiến hành gia công và gửi ra bên ngoài làm công đoạn hoàn thiện: anodize, sơn nhúng, sơn tĩnh điện… 

Các yếu tố ảnh hưởng giá đúc nhôm áp lực cao

Sản phẩm mẫu đúc nhôm áp lực sẽ được gởi tới khách hàng đánh giá chất lượng cũng như lưu mẫu chứng để có cơ sở kiểm soát chất lượng sau này.  Số lượng đúc nhôm hàng tháng chúng tôi có thể đáp ứng từ 1000 đến 50000 sản phẩm /tháng. Sản phẩm nếu không yêu cầu gia công sau đúc thì số lượng chúng tôi có thể đáp ứng 100000 sản phẩm/tháng.

Giá thành sản phẩm đúc nhôm áp lực phụ thuộc vào số sản phẩm đúc được trong một ca máy, khối lượng vật đúc và độ phức tạp vật đúc:

– Khối lượng chi tiết đúc nhôm áp lực cao 

Nguyên liệu đầu vào là nhôm thỏi có chứng nhận CO, CQ. Chúng tôi nói không với đúc nhôm phế liệu. Khối lượng đúc lớn thì đơn giá đúc trên kg sẽ rẻ hơn. Chúng tôi tính giá đúc với nguyên liệu đầu vào là hàng có nguồn gốc xuất sứ. Đảm bảo chất lượng vật đúc.

Nhôm thỏi dùng để đúc nhôm áp lực cao
Nhôm thỏi dùng để đúc nhôm áp lực cao

– Số sản phẩm đúc nhôm áp lực cao trong một ca máy 

số sản phẩm tạo ra được trong một ca máy phụ thuộc vào số sản phẩm được bố trí trên một khuôn. Nếu sản phẩm không cồng kềnh thì chúng ta sẽ bố trí được nhiều sản phẩm trên một lòng khuôn dẫn đến giá đúc sẽ rẻ hơn nhiều. Cùng một khối lượng đúc nếu sản phẩm cồng kềnh ( Ví dụ: vòng nhôm đường kính lớn) so với sản phẩm hình dáng gọn thì giá đúc sẽ khác nhau.

– Độ phức tạp chi tiết nhôm đúc áp lực cao 

Sản phẩm hình dáng phức tạp hoặc yêu cầu dung sai khắt khe sẽ có chi phí đúc nhôm cao hơn. Sản phẩm phức tạp thì giá khuôn cao hơn. Đồng thời tỉ lệ sản phẩm đúc nhôm lỗi cũng cao. Dựa vào sản phẩm thực tế chúng tôi có thể làm việc khác hàng để đưa ra các phương án để chỉnh sửa thiết kế đúc để đảm bảo cơ tính đúc sản phẩm tốt nhất cũng như tối ưu về giá thành.

Ngoài ra, giá thành sản phẩm đúc nhôm còn phụ thuộc vào: yêu cầu gia công sau đúc, yêu cầu về hoàn thiện bề mặt như bắn cát, sơn nhúng, sơn tĩnh điện…

Liên hệ với chúng tôi ngay bây giờ để được tư vấn và báo giá.

Liên hệ Nhà máy gia công cơ khí chính xác HESEM

– Địa chỉ: Số 1, Đường số 5, Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương
– Điện thoại: (+84)985994010
– Email: vannguyen@hesem.com.vn

đúc nhôm áp lực cao HESEM

Bài viết liên quan

Tham khảo:

Để hiểu thêm về đúc nhôm áp lực. Chúng ta tìm hiểu về khái niệm đúc áp lực cao (đúc áp lực), phân loại các kiểu đúc áp lực, ưu điểm nhược điểm và ứng dụng từng loại trong sản xuất. Qua đó sẽ giúp bạn lực chọn được loại đúc áp lực phù hợp với nhu cầu của bạn.

Đúc áp lực cao là gì?

Đúc áp lực cao là một quá trình kim loại nóng chảy được đẩy vào lòng khuôn kim loại với một vận tốc rất nhanh, Sau khi kim loại đã được điền đầy vẫn có áp lực được duy trì lên kim loại lỏng cho đến khi đông đặc lại. Sau khi kim loại hóa rắn, khuôn được mở ra và vật đúc được đẩy ra.
Sau khi sản phẩm được đẩy ra, khuôn được đóng lại và sẵn sàng cho chu kỳ tiếp theo. Việc bơm kim loại vào lòng khuôn được hoàn thành trong một phần nhỏ của giây.
Trong khi kim loại nóng chảy vẫn được giữ trong lòng khuôn, áp suất cực cao được duy trì tác động lên kim loại lỏng nhằm nạp thêm kim loại lỏng vào lòng khuôn để bù đắp cho sự co ngót của kim loại khi nó đông đặc.
Bởi vì tốc độ điền đầy rất nhanh nên phương pháp đúc áp lực có thể đúc được sản phẩm có bề dày rất mỏng (0.5 mm) và hình dáng phức tạp so với phương pháp đúc nhôm trọng lực truyền thống.

Phân loại máy đúc áp lực cao:

Có 2 loại máy đúc áp lực: loại máy đúc áp lực buồng lạnh và loại máy đúc áp lực buồng nóng

Máy đúc áp lực cao buồng lạnh

Máy đúc áp lực buồng lạnh có lò nung nóng chảy kim loại tách rời với máy đúc áp lực. Kim loại lỏng được múc bằng gàu thủ công hoặc tự động kim loại lỏng từ lò nung vào hệ thống piton-xylanh thủy lực để đẩy kim loại lỏng vào khuôn đúc áp lực cao. Do tổn thất về nhiệt trong quá trình múc và rót kim loại lỏng nên loại máy đúc áp lực này phù hợp với kim loại đúc có nhiệt độ nóng chảy cao như nhôm, đồng, ma nhê.
Máy đúc áp lực buồng lạnh còn được phân loại thành máy đúc áp lực buồng lạnh có hệ thống rót đứng và ngang.

Máy đúc áp lực cao buồng lạnh (Nguồn video: cwmdiecast.com)

Máy đúc áp lực cao buồng nóng

Máy đúc áp lực cao buồng nóng có hệ thống piton-xylanh thủy lực nằm trong bể kim loại lỏng. Kim loại lỏng được đẩy trực tiếp vào khuôn đúc áp lực cao từ bể kim loại lỏng. Do bỏ qua quá trình múc và rót kim loại lỏng nên loại máy đúc áp lực này phù hợp với kim loại đúc có nhiệt độ nóng chảy thấp như kẽm, chì, thiếc, ma nhê.

Máy đúc áp lực cao buồng nóng (Nguồn video: cwmdiecast.com)

Ứng dụng từng loại máy đúc áp lực cao

Như đã phân tích ở trên, máy đúc áp lực cao buồng lạnh phù hợp đúc kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao và máy đúc áp lực cao buồng nóng thì phù hợp cho đúc kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp.
Do máy đúc áp lực cao buồng lạnh có thêm khâu trung gian là múc và rót nên năng suất không cao bằng máy đúc áp lực cao buồng nóng.
Máy đúc áp lực cao buồng nóng có giới hạn về kích thước nên phù hợp với chi tiết nhỏ.
Riêng Ma nhê thì có thể đúc ở cả hai loại máy. Với các chi tiết nhỏ thì được đúc ở máy đúc áp lực cao buồng nóng để nâng cao năng xuất còn chi tiết lớn thì được đúc bằng máy đúc áp lực cao buồng lạnh

Đúc áp lực có một nhược điểm là do tốc độ điền đầy kim loại vào khuôn rất nhanh nên sẽ cuốn các bọt khí vào bên trong vật đúc. Mặc dù không thể thấy bằng mắt thường nhưng nó vẫn tạo nên độ xốp nhất định trong kết cấu tế vi vật đúc.

Ngày nay, với sự tiến bộ của công nghệ đúc áp lực cao. Người ta kết hợp hệ thống hút chân không để hút hết không khí ra khỏi lòng khuôn nhằm hạn chế sợ hòa lẫn của bọt khí vào vật đúc. Công nghệ này tạo ra sản phẩm có cấu mật độ kim loại cao hạn chế rỗ xốp làm cho cơ tính vật đúc được cải thiện đáng kể. Quy trình này được sử dụng để sản xuất các chi tiết kết cấu chịu lực hợp kim nhẹ quan trọng, chẳng hạn như các thành phần cấu trúc và an toàn cho ôtô, tàu hỏa…

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp đúc áp lực cao

Ưu điểm

  • Chất lượng bề mặt đẹp.
  • Có khả năng đúc các chi tiết có thành mỏng, hình dáng phức tạp
  • Có độ chính xác cao hơn đúc cát nên với các chi tiết có dung sai thấp có thể không cần gia công lại, có thể đúc các lỗ đường kính nhỏ với dung sai chính xác.
  • Phù hợp cho sản xuất hàng loạt số lượng lớn do chu kỳ đúc mỗi sản phẩm nhanh

Nhược điểm

  • Giá khuôn cao, chi phí đầu tư ban đầu lớn nên chỉ phù hợp với đúc có số lượng.
  • Kích thước vật đúc bị giới hạn bởi kích thước của máy đúc
  • Chỉ phù hợp với kim loại không phải sắt
  • Yêu cầu có trình độ chuyên môn về đúc áp lực vì đúc áp lực có khả năng tạo ta rỗ xốp trong vật đúc. Sự rỗ xốp này hình thành có thể do chọn sai vật liệu đúc, sự co ngót của vật liệu đúc, tốc độ điền đầy quá nhanh hoặc quá chậm hoặc thiết kế khuôn không hợp lý.

Hợp kim nhôm đúc áp lực cao

Có hai nhóm hợp kim nhôm cơ bản được sử dụng trong đúc khuôn áp lực cao. Đó là Al-9Si và Al-12Si. Hai hợp kim nhôm này chiếm đa số trong các hợp kim nhôm đùng để đúc áp lực cao. Có nhiều loại hợp kim dùng để đúc áp lực cao nhưng các hợp kim này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn nhiều so với hai loại trên.

Các hợp kim nhôm thương phẩm đại diện cho hai loại trên:
Al-9Si: LM24, A380, ADC8, CA313, AlSi8Cu3Fe
Al-12Si: LM6, A413, LM2, ADC12, AC3A, AlSi12

Trong hợp kim nhôm. Ngoài thành phần kim loại chính là nhôm thì có thêm một chất khác để hỗ cũng cố cơ tính cũng như tính đúc
Silicon: làm kim loại nóng chảy lỏng hơn làm cho hợp kim dễ đúc hơn.
Sắt: làm giảm tốc độ phá hủy khuôn của nhôm. Nếu nhiều quá thì sản phẩm sẽ giảm độ dẻo.
Đồng: làm tăng độ cứng của vật đúc. Quá mức có thể dẫn đến hình thành vết  nứt.
Magiê: tăng độ cứng. Quá mức sẽ làm đứt gãy, tăng độ dòn.

Bảng thành phần hợp kim nhôm đúc áp lực cao

Bảng thành phần hợp kim nhôm đúc áp lực cao

Scroll to Top