QUY TRÌNH GIA CÔNG PHAY CNC

 Để giúp Quý khách hiểu thế nào là gia công phay CNC. HESEM giới thiệu định nghĩa về gia công phay CNC và các kiến thức liên quan về gia công phay CNC. Hy vọng Quý khách có thêm thông tin để phục vụ cho đơn hàng được tốt hơn

Gia công phay CNC là gì?

Gia công phay CNC trên máy 4 trục Mectron

– Gia công phay CNC là một quy trình gia công sử dụng máy công cụ được điều khiển bằng máy tính để loại bỏ dần vật liệu khỏi phôi bằng cách gắn dao phay, mũi khoan… lên trục chính
– Quá trình này phù hợp để gia công nhiều loại vật liệu, chẳng hạn như kim loại, nhựa, thủy tinh và gỗ, đồng thời sản xuất nhiều bộ phận và sản phẩm được thiết kế riêng.

– Bài viết này tập trung vào gia công phay CNC, phác thảo những điều cơ bản của quy trình cũng như các thành phần và công cụ của máy phay CNC. Ngoài ra, bài viết này khám phá các hoạt động phay khác nhau và cung cấp các lựa chọn thay thế cho quy trình gia công phay CNC.

Định nghĩa phay

– Phay là gì? Đó là một kiểu gia công sử dụng dao cắt để định hình phôi, thường là trên mặt bàn có thể di chuyển được, mặc dù một số máy phay cũng có các dao cắt có thể di chuyển được.
– Phay ban đầu là một công việc thủ công do con người thực hiện, nhưng hầu hết quá trình xay xát ngày nay được thực hiện bởi một nhà máy CNC, sử dụng máy tính để giám sát quá trình xay xát.
– Phay CNC mang lại độ chính xác, độ chính xác và tỷ lệ sản xuất cao hơn, nhưng vẫn có một số tình huống khi phay thủ công trở nên hữu ích.
Phay thủ công, đòi hỏi nhiều kỹ năng kỹ thuật và kinh nghiệm, cung cấp thời gian quay vòng ngắn hơn. Nó cũng có lợi ích bổ sung là máy xay thủ công rẻ hơn và người dùng không cần phải lo lắng về việc lập trình máy.

Quy trình Gia công phay CNC

– Giống như hầu hết các quy trình gia công cơ khí CNC thông thường, quy trình gia công phay CNC sử dụng các điều khiển máy tính để vận hành và thao tác các máy công cụ cắt và định hình vật liệu gốc. Ngoài ra, quy trình này tuân theo các giai đoạn sản xuất cơ bản giống nhau mà tất cả các quy trình gia công CNC đều thực hiện, bao gồm:

1. Thiết kế mô hình CAD

– Quá trình gia công phay CNC bắt đầu bằng việc tạo ra một thiết kế chi tiết CAD 2D hoặc 3D. Hiện nay, đa số Công ty gia công sử dụng mô hình 3D để gia công phay CNC. Quá trình này thường được thực hiện bởi các kỹ sư cơ khí. Các phần mềm CAD phổ biến hiện nay: Fusion 360, Inventor, Solidworks, Top solid

2. Lập trình gia công phay CNC

– Người lập trình CNC sẽ sử dụng mô hình 3D để tiến hành lập trình CNC. Dựa vào hình dáng, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết cần gia công.
– Người lập trình sẽ đưa ra quy trình công nghệ gia công, thiết kế đồ gá, lên danh sách các thiết bị cần thiết để chuẩn bị cho quá trình gia công. Sau đó họ sẽ dùng các lệnh chức năng của phần mềm CAM để tạo ra đường chạy dao cho máy phay CNC.
– Sau khi đã có đường chạy dao và các thông số về chế độ cắt phù hợp (tốc độ cắt và vận tốc trục chính), họ sẽ tiến hành biên dịch đường chạy dao qua một phần mềm biên dịch (post processor).
– Phần mềm biên dịch này được thiết kế riêng cho mỗi máy. Nó sẽ dịch những đường chạy dao này thành những dòng lệnh G code . Máy phay CNC hiểu được những dòng lệnh G code này và thực thi những đường chạy dao giống như những đường chạy dao đã được lập trình trong phần mềm CAM.
– Để đảm chắc chắn rằng quá trình biên dịch không có lỗi và phát hiện được các lỗi trong quá trình tạo đường dao. Chương trình G code này sẽ được dùng để mô phỏng cắt gọt trên phần mềm mô phỏng cắt gọt như NC Simul, Vericut, CIMCO Edit hoặc giải pháp online NC VIEWER
– Phần mềm CAM thông dụng hiện nay: Fusion 360, MASTERCAM, CIMATRON… Trong đó, Fusion 360 là giải pháp nổi bật nhất hiện nay với cách tiếp cận về giá thành trên chức năng tốt nhất. Rất phù hợp cho Công ty nhỏ có thể sử dụng phần mềm bản quyền với chi phí thấp và linh động nhất.

3. Thao tác chuẩn bị trên máy phay CNC

Trước khi tiến hành gia công phay CNC được bắt đầu, Người vận hành máy phải thực hiện các bước như sau:

Đặt đồ gá và phôi lên bàn máy

Gia công phay CNC trên máy CNC 4 trục gắn tombstone

– Đồ gá có thể là ê tô hoặc khối kim loại đở chi tiết gia công chuyên dụng đã được gia công sắn. Sau khi gắn đồ gá lên bàn máy, ta tiến hành gắn phôi cần gia công lên đồ gá. Nếu phương án gia công không cần đồ gá ta có thể đặt trực tiếp phôi gia công lên bàn máy.
– Yêu cầu của bước này là phải đảm bảo phôi và đồ gá có vị trí và hướng chính xác theo hướng dẫn của người lập trình. Đồng thời, bước này phải đảm bảo phôi cố định chặt trên bàn máy và không bị di chuyển trong quá trình gia công.

Gắn dao phay lên ổ dao

– Dựa vào bảng dao mà người lập trình gởi kèm chương trình gia công CNC. Người vận thành tiến hành gắn dao phay vào bầu kẹp dao.
Trong bước này yêu cầu người vận hành phải chọn đúng bầu kẹp dao và loại dao theo yêu cầu. Đồng thời phải kiểm tra chính xác chiều dài gá dao theo bảng dao, dao gá vào không bị đảo và được siết kỹ để không bị tụt dao trong quá trình gia công.
– Sau khi chuẩn bị dao xong, người vận hành tiến hành gắn dao phay vào ổ dao máy phay. Bước này yêu cầu người vận hành gắn đúng dao vào ổ dao được ghi trển bảng dao.

Nhập thông số chiều dài so dao vào ô nhớ của máy phay CNC

– Người vận hành gọi từng dao phay gắn vào trục chính sau đó di chuyển mũi dao phay tiếp xúc với bề mặt xác định ( khối thép có bề mặt đã được gia công phẳng, đồng hồ so dao). Sau khi dao phay đã tiếp xúc với bề mặt này, người đứng máy sẽ ghi nhận giá trị tọa độ chiều dài dao so với vị trí gốc của máy và nhập vào ô nhớ chiều dài dao.
– Thực hiện tuần tự bước này cho tất cả các dao.
– Có rất nhiều phương pháp định nghĩa chiều dài dao cho máy CNC. Trên đây chỉ là một trong nhiều phương pháp đó.
– Hiện nay, để hạn chế lỗi con người phát sinh trong quá trình vận hành lấy chiều dài dao. Các máy CNC hiện nay đã được trang bị thiết bị lấy chiều dài dao tự động. Người vận hành chỉ việc gọi dao ra và chạy chương trình con lấy chiều dai dao. Máy phay CNC sẽ tự động di chuyển đến vị trí so dao nhà nhập giá trị đo được vào ô nhớ của máy
– Đây là quá trình rất dễ bị sai sót nên yêu cầu người vận hành nhập và kiểm tra lại giá trị nhập kỹ càng.

Nhập tọa độ chuẩn gia công mà chương trình CNC yêu cầu

– Người vận hành xác định vị trí chuẩn gia công và người lập trình đưa ra sau đó tiến hành xác định chuẩn gia công thực tế trên máy. Giá trị chuẩn gia công này được chứa cho các ô nhớ G54 cho đến G59. Một số máy có thể có thêm ô nhớ mở rộng. Thông thường, mỗi chương trình chỉ có một chuẩn gia công và chuẩn này được chứa trong ô nhớ G54.
– Người vận hành gắn đầu dò đánh tâm vào trục chính. Đối với dò cơ thì phải quay trục chính với vận tốc khoảng 300 vòng/phút rồi tiến hành lấy vị trí chuẩn theo trục X và vị trí chuẩn theo trục Y. Nhập hai giá trị này vào ô nhớ X và Y trong chuẩn phôi G54. 
– Đối với vị trí chuẩn theo hướng trục Z ta tiến hành xác định khoảng cách từ vị trí đo chiều dài dao đã thực hiện ở bước trên cho đến vị tí được người lập trình yêu cầu. 
– Giá trị này được nhập vào ô nhớ Z trong trong chuẩn phôi G54. Chú ý, tùy vào vị trí đo chiều dài dao cao hơn hay thấp hơn vị trí lấy chuẩn Z mà chúng ta nhập dấu dương hoặc âm cho phù hợp.
– Nếu vị trí so dao thấp hơn vị trí chuẩn Z thì ta nhập dấu âm để đưa vị trí so dao về vị trí chuẩn Z. Ngược lại, nếu vị trí so dao cao hơn vị trí chuẩn Z thì ta sẽ nhập dấu dương.
– Quy ước này nên được thống nhất và nhất quán cho tất cả các máy để hạn chế nhầm lẫn.
– Để xác định khoảng cách giữa vị trí so dao và vị trí chuẩn Z ta đó thể dùng bầu gá dao có chứa dao phay hoặc cán dao phay hoặc dùng đầu dò 3D.

Kiểm tra lại các thông số gá đặt lần cuối

– Kiểm tra lại tất cả các thông số lần cuối, đảm bảo không bỏ lọt sai sót. Bước này rất quan trọng vì nếu còn sai sót thì có khả năng gây đâm máy gây thiệt hại lớn cho nhà máy.

4.Thực hiện quá trình gia công cắt gọt

– Máy phay CNC sẽ đọc mã lệnh đưa tất cả các mã G code về giá trị mặc định.
– Máy phay CNC sẽ đọc chuẩn phôi và chương trình chọn. Thông thường là G54, máy CNC sẽ di chuyển chuẩn phôi từ vị trí home máy cho đến vị trí chuẩn phôi của chương trình bằng giá trị bù X,Y,Z được nhập trong chuẩn Phôi G54.
– Máy tiếp theo sẽ đọc dọc lệnh bù chiều dài so dao (thông thường là G43) để lấy chiều dài so dao trong ô nhớ H. Mỗi dao có một ô nhớ H. Thông thường, vị trí ô nhớ H trùng với số thự tự của dao.
– Sau khi máy nhận biết được vị trí ô nhớ H. Máy CNC sẽ cộng giá trị trong ô nhớ H này với gí trị vị trí chuẩn Z trong chuẩn phôi G54. Tổng hai giá trị này là khoảng cách bù Z từ chuẩn máy đến chuẩn gia công Z.
– Máy phay CNC sẽ tiếp tục ghi nhận các thông số cắt gọt như tốc độ quay của trục chính, vận tốc cắt các lệnh chức năng như bật nước tưới nguội, đóng cửa. Các giá trị này sẽ thay đổi dựa vào chương trình CNC trong quá trình chạy.
– Máy phay CNC sẽ tuần tự đọc từng câu lệnh từ trên xuống dưới để xác định vị trí cần di chuyển đến. Mỗi dòng lệnh sẽ chứa vị trí cần di chuyển hoặc các lệnh chức năng hoặc đồng thời bao gồm cả vị trí cần di chuyển đến và các lệnh chức năng.
– Máy CNC sau khi nhận vị trí cần di chuyển sẽ tiến hành phát xung cho động cơ servo để tiến hành di chuyển. Máy phay CNC sẽ hoàn thành di chuyển đầu dao đến vị trí được gọi trong chương trình rồi mới tiến hành đến vị trị trí tiếp theo.
– Quá trình này tuần tự thực thi tạo nên chuyển động gia công cắt gọt mà người lập trình đã tạo ra trước đó trên phần mềm CAM. 

5.Kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm gia công

– Sau khi sản phẩm gia công hoàn thiện thì được chuyển đến phòng kiểm tra chất lượng để tiến hành đo đạt, đánh giá sản phẩm gia công so với yêu cầu kỹ thuật của khách hàng.
– Nếu sản phẩm đạt được tất cả các tiêu chí sẽ được đóng gói và giao khách hàng. Nếu sản phẩm có lỗi sẽ tiến hành khắc phục hoặc làm lại chi tiết mới.
– Để đảm bảo tiến độ và chi phí sản xuất thì sẽ có thêm khâu kiểm tra quá trình để phát hiện sớm các lỗi ngay khi chi tiết ở trong các bước gia công.
– Người kiểm tra sản phẩm sử dụng các thiết bị đo như thước cặp, panme, thước đo cao, máy so quang, máy CMM, máy đo độ nhám.. để kiểm tra các kích thước sản phẩm.

Lời kết

– Qua những trình bày như trên hy vọng sẽ giúp Quý khách hàng hiểu thêm về các bước gia công để có thể phối hợp tốt với các đơn vị gia công hoàn để có được sản phẩm như ý.

Liên hệ với chúng để được hỗ trợ và báo giá.

Liên hệ Nhà máy sản xuất

– Địa chỉ: Lô O3, Đường số 10, KCN Sóng Thần 1, Dĩ An, Bình Dương
– Điện thoại: (+84)985994010
– Email: vannguyen@hesem.com.vn

GIỚI THIỆU GIA CÔNG PHAY CNC TẠI HESEM

     Nhà máy gia công gia công cơ khí chính xác HESEM. Nhận Gia Công Phay CNC chính xác trên nhiều loại vật liệu nhôm, thép, nhựa, inox, đồng, titan.. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015. Tất cả các khâu trong sản xuất đều có quy trình kiểm soát chất lượng, đánh giá rủi ro. Sản phẩm xuất kho đầy đủ giấy tờ chứng nhận vật liệu CO, CQ, chứng nhận chất lượng OQC.

     Gia công phay CNC chính xác chi tiết máy trên máy CNC 3 trục, máy CNC 4 trục đầu ngang, máy CNC 4 trục bàn xoay, Máy CNC 5 Trục.

     Nhà máy thiết kế quy trình Gia công phay CNC làm hai bộ phận chuyên hàng mẫu và bộ phận chuyên hàng số lượng. Tùy vào số lượng và yêu cầu bản vẽ. Chúng tôi sẽ đưa ra phương án sản xuất tối ưu cho đơn hàng.

    Chúng tôi có thể hỗ trợ về công nghệ gia công phay CNC. Tính toán và kiểm tra độ bền sản phẩm. Tối ưu sản phẩm cho quá trình gia công đảm bảo tính năng vận hành, yêu cầu lắp ráp, tính công nghệ gia công để tối ưu về giá thành, đảm bảo tiến độ khi triển khai gia công hàng loạt.

    Ngoài nhận Gia công phay CNC, Chúng tôi nhận lắp láp, hoàn thiện bề mặt như bắn cát, phun bi, anodize trắng, anodize đen, anodize clear, hard anodize (cho hàng có số lượng), thụ động hóa inox (stainless steel passivation),  nhiệt luyện, sơn, khắc lazer.

Gia công phay CNC

Scroll to Top